Chẩn đoán và điều trị viêm phổi cộng đồng mọi người nên biết

Đăng bởi CAS Media vào lúc 12/02/2022

Viêm phổi cộng đồng là bệnh lý thường gặp về đường hô hấp khi nhiễm các loại vi khuẩn vi rút ngoài môi trường. Nếu như không biết cách chữa trị và để tình trạng trở nặng sẽ làm gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Để hiểu thêm cũng như có kiến thức về chẩn đoán và điều trị viêm phổi cộng đồng, mời bạn đọc cùng Nam Thanh Medical theo dõi bài viết dưới đây. 

Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng

Để có cách điều trị tốt và triệt để nhất bệnh viêm phổi, trước tiên bác sĩ cần chẩn đoán để xem nguyên nhân và phân tích tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Chẩn đoán và điều trị viêm phổi cộng đồng

Chẩn đoán và điều trị viêm phổi cộng đồng

Chẩn đoán xác định bệnh viêm phổi cộng đồng

Chẩn đoán xác định là một phần trong chẩn đoán viêm phổi cộng đồng mà bác sĩ cần xem xét, quy trình sẽ được trải qua ba giai đoạn:

Khám lâm sàng:

  • Người bệnh đột ngột sốt cao từ 39 - 40 độ C
  • Thường có tình trạng đau ngực
  • Xuất hiện ho, từ ho khan đến ho đờm đặc, có màu vàng, xanh hoặc màu nâu sắt. Có thể gây đau bụng, buồn nôn, chướng bụng.
  • Nếu có tổn thương phổi có thể gây khó thở, tím môi, móng tay, trường hợp này xuất hiện nhiều hơn ở bệnh nhân có bệnh mãn tính.

Bắt đầu khám:

  • Tình trạng sốt cao, thở gấp, lưỡi bẩn thì bệnh nhân mắc hội chứng nhiễm trùng.
  • Hội chứng đông đặc ở phổi, ran ẩm, ran nổ bên tổn thương. Nếu có nổi mụn bên mép, môi, cánh mũi là trường hợp bị viêm phổi do phế cầu.
  • Ở các trường hợp đặc biệt: trẻ em bị co giật, người cao tuổi bị lú lẫn mê sảng, người nghiện rượu cũng có tình trạng bị lú lẫn. (Các trường hợp thường gây trở nặng, nguy cơ tử vong)

Một số trường hợp không phổ biến trong chẩn đoán viêm phổi như: Ho khan, nhức đầu, đau cơ. Biểu hiện không rõ hội chứng đông đặc, thấy ran ẩm, ran nổ.

Khám cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu: 
  • Số lượng bạch cầu >10 giga/lít,
  • Bạch cầu đa nhân trung tính tăng > 75%,
  • Số lượng bạch cầu giảm <4.5 giga/lít.

Trường hợp máu có các chỉ số tăng giảm như trên, hướng tới viêm phổi do virus gây ra.

  • Tốc độ lắng máu tăng, CRP, procalcitonin tăng
  • Cấy máu hoặc đờm có thể thấy vi khuẩn gây bệnh
  • Hình chụp X-Quang phổi: Rốn phổi có đám mờ hình tam giác, đáy ngoài hoặc có đám mờ hình phế quản hơi, có thể mờ góc sườn hoành.

Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm phổi cộng đồng

 Nhồi máu phổi

  • Thường có nguy cơ xuất hiện: Bệnh nhân sau phẫu thuật tiểu khung, sau chấn thương, gãy xương bất động lâu ngày, sau sinh, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, dùng thuốc tránh thai.
  • Ho dữ dội, khó thở, ho ra máu, có dấu hiệu sốc. Đây là trường hợp xảy ra thường xuyên khi chẩn đoán viêm phổi.
  • Điện tâm đồ có thể thấy dấu hiệu tâm phế cấp: S sâu ở D1, Q sâu ở D3, trục phải, block nhánh phải.
  • Khí máu có thể thấy tăng thông khí: PaO2 giảm và PaCO2 giảm.
  • D-dimer máu tăng cao.
  • Chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch có thể phát hiện vị trí nhồi máu.

Lao phổi

  • Có tiếp xúc với người bệnh lao
  • Ho có đờm kéo dài, gầy sút cân, có thể ho ra máu, sốt nhẹ
  • X-quang phổi có tổn thương nghi lao (nốt, thâm nhiễm, hang xơ), hay gặp ở nửa trên (vùng hạ đòn) 2 bên.
  • Chẩn đoán xác định: Tìm thấy trực khuẩn kháng cồn, kháng toan (AFB) trong đờm hoặc dịch phế quản qua soi trực tiếp, PCR-MTB dương tính, hoặc nuôi cấy MGIT.

Ung thư phổi

  • Người có tiền sử hút thuốc lá, thường trên 50 tuổi
  • Ho có đờm, ho ra máu, người gầy sút cân
  • Chụp X-Quang phổi có đờm mờ
  • Chụp cắt lớp vi tính ngực, soi phế quản và sinh thiết cho chẩn đoán xác định.
  • Chú ý những trường hợp nghi ngờ hoặc sau khi điều trị hết nhiễm khuẩn mà tổn thương phổi không cải thiện sau 1 tháng hoặc viêm phổi tái phát ở cùng một vị trí

Ảnh chụp X-Quang bệnh nhân bị viêm phổi

Ảnh chụp X-Quang bệnh nhân bị viêm phổi

Giãn phế quản bội nhiễm

  • Có tiền sử ho đờm kéo dài, sốt. Khám có ran ẩm, ran nổ cố định.
  • Để biết thêm bệnh nên chụp phim cắt lớp vi tính lồng ngực lớp mỏng 1mm độ phân giải cao để chẩn đoán.

Chẩn đoán nguyên nhân

  • Xét nghiệm vi sinh đờm, máu và dịch phế quản
  • Dựa vào tên các vi khuẩn để đoán bệnh
  • Một số trường hợp bệnh do virus, nấm, ký sinh trùng gây ra.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về các chẩn đoán viêm phổi. Vậy cách điều trị ra sao, mời mọi người đọc tiếp phần dưới đây.

Các cách điều trị viêm phổi cơ bản

Sau khi đã chẩn đoán viêm phổi cộng đồng xong, chúng ta cần điều có các phương pháp điều trị, một số hoạt động tại nhà mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Khi bị viêm phổi, do các trường hợp nhiễm viêm do vi khuẩn và vi rút, bạn nên nghỉ ngơi ở nhà càng nhiều để hạn chế viêm nhiễm để cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ kê đơn, dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus để chống lại tình trạng gây bệnh nặng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Vệ sinh cổ họng để tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào vùng phổi.
  • Uống nhiều nước: Là biện pháp tốt cho các loại bệnh để giúp lọc chất thải cơ thể, làm loãng chất nhầy và tống ra ngoài cơ thể.

Xịt mũi Viraleze ngăn ngừa hội chứng viêm nhiễm đường hô hấp

Xịt mũi Viraleze ngăn ngừa hội chứng viêm nhiễm đường hô hấp

Sử dụng các sản phẩm dạng xịt mũi giúp ngăn chặn, gây ức chế các virus gây viêm nhiễm đường hô hấp. Bình xịt mũi kháng virus Viraleze là sản phẩm có chứa natri astodrimer đã được chứng minh từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm giúp bất hoạt virus, làm giảm phơi nhiễm mầm bệnh do virus gây Covid-19 gây ra.

Sử dụng xịt mũi Viraleze giúp cung cấp đủ độ ẩm, giữ nước cho các mô ở mũi, tránh tình trạng mũi bị tổn thương. Khi dùng bình xịt mũi kháng virus Viraleze, bạn hãy cùng thực hiện các biện pháp vệ sinh như sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách để đảm bảo việc điều trị viêm phổi cộng đồng tốt nhất cho cơ thể.

Đối với các trường hợp viêm phổi đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi tình trạng cơ thể

  • Dùng thuốc được chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế nấm, virus, vi khuẩn xâm nhập
  • Thực hiện các hoạt động như điều trị tại nhà để cải thiện sức khỏe.

Cách phòng bệnh viêm phổi cộng đồng

Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có phác đồ điều trị viêm phổi đúng cho mỗi bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi cộng đồng.

  • Điều trị nguyên nhân: lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc.
  • Thời gian dùng kháng sinh: từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.
  • Đảm bảo cân bằng nước - điện giải và thăng bằng kiềm - toan.
  • Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38,5 độ C.
  • Xem xét thay đổi kháng sinh tùy theo diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ nếu có.
  • Thở oxy, thông khí nhân tạo nếu cần, đảm bảo huyết động, điều trị các biến chứng nếu có.

Sản phẩm xịt mũi VIRALEZE được đánh giá có hiệu quả hơn 99% đối với các biến thể Alpha, Beta và Gamma của Covid-19 (dữ liệu do nhà sản xuất công bố), bình xịt mũi hỗ trợ bất hoạt virus đường hô hấp.

Sử dụng Xịt mũi Viraleze phòng các bệnh đường hô hấp, điều trị viêm phổi

Sử dụng Xịt mũi Viraleze phòng các bệnh đường hô hấp, điều trị viêm phổi

Sản phẩm như là “hàng rào” vật lý vững chắc bảo vệ cơ thể, ngoài các phương pháp được khuyến cáo như: giãn khoảng cách, đeo khẩu trang, sử dụng kính chắn giọt bắn…. Do đó, mọi người muốn phòng bệnh viêm phổi cộng đồng cần sử dụng để làm giảm sự xâm nhập của virus viêm phổi vào cơ thể.

Ở các trường hợp đặc biệt, cần sự chăm sóc và điều trị của bác sĩ. Tùy vào phác đồ điều trị viêm phổi của từng bệnh nhân mà các chuyên gia sẽ chữa trị bệnh một cách tốt nhất.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng. Mọi người nên theo dõi sức khỏe và tình trạng cơ thể của mình hàng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng, với những chia sẻ trên từ Nam Thanh Medical sẽ giúp bạn có có hướng chăm sóc sức khỏe mình tốt nhất.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo