-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Virus Corona lây qua đường nào và cách phòng tránh virus Corona
Đăng bởi CAS Media vào lúc 07/03/2022
Có lẽ không ai còn xa lạ với virus Corona, khi nhiều năm qua nó đã hoành hành gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người toàn cầu. Hiện nay, tại Việt Nam địch dịch vẫn đang bùng phát và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Để phòng tránh, điều trị bệnh hiệu quả nhất. Hãy tham khảo thông tin chi tiết về virus viêm phổi Corona qua bài viết dưới đây của Nam Thanh Medical nhé!
Virus Corona là gì?
Virus Corona là một chủng virus gây nên bệnh về đường hô hấp truyền nhiễm. Loại virus này được bao bọc bởi những chiếc gai, chúng tương tác với thị thể trên tế bào theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa. Từ đó, cho phép virus xâm nhập vào bên trong phá hoại chức năng phổi.
Virus corona lây qua đường nào?
Virus corona là một bệnh dịch truyền nhiễm, dễ dàng lây lan nhanh chóng từ người qua người trong khoảng cách 2 mét. Nó có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (qua các vật dụng) hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh. Vậy cụ thể virus Corona lây qua đường nào. Virus Corona có thể lây truyền từ người này qua người khác qua các đường chính sau:
Con đường lây bệnh của virus corona
- Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh: giọt nước bắn từ việc ho, hắt xì, sổ mũi, nói chuyện,...
- Lây trực tiếp khi tiếp xúc với cơ thể người bệnh như: bắt tay, ôm,...
- Lây truyền gián tiếp: lây nhiễm khi chạm vào các bề mặt nhiễm virus Corona, sau đó đưa tay lên mắt, mũi và miệng.
- Lây nhiễm qua đường chất thải: Trường hợp này ngoài cộng đồng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, những người chăm sóc bệnh nhân lại có tỷ lệ phơi nhiễm virus khi xử lý chất thải của người bị nhiễm bệnh.
Những biểu hiện bị nhiễm virus corona
Để kịp thời nhận biết và điều trị bệnh sớm nhất, hãy tham khảo các biểu hiện bị nhiễm virus viêm phổi Corona dưới đây:
- Người nhiễm bệnh ban đầu tường có cơn sốt cao thình lình, lạnh run, đau nhức cơ bắp và mệt mỏi.
- Sốt cao trên 38 độ C.
- Lạnh run
- Đau nhức bắp thịt
- Nhức đầu
- Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt và kiệt sức
- Ho hoặc đa cổ họng
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi
- Cơ thể có các dấu hiệu mất nước như lượng nước tiểu giảm, khô miệng, khô mắt, chóng mặt,....
- Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng
Một số biểu hiện nhiễm virus corona
Triệu chứng bệnh của mỗi người bệnh sẽ khác nhau do sức đề kháng khác nhau, thời gian ủ bệnh khác nhau. Người nhiễm bệnh lúc đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, hoặc một số trường hợp hiện nay không có biểu hiện nhiễm bệnh.
Cần làm gì khi bị nhiễm virus corona?
Bệnh covid19 do virus Corona gây nên nhiều tổn hại đến hệ hô hấp, sức khỏe và cả tính mạng con người. Vậy cần làm gì khi nhiễm virus corona? Hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây:
Sử dụng máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SPO2
Máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SPO2 là một trong những thiết bị cần thiết đối với người nhiễm bệnh Covid19. Thiết bị này có khả năng đo sự bão hòa oxy trong mạch máu và nhịp tim của con người. Điều này, giúp cho người bệnh phát hiện sớm các tình trạng bất thường của cơ thể để điều trị kịp thời.
Máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SPO2
Đối với người bình thường, chỉ số SpO2 sẽ nằm vào khoảng 95-100%. Những bệnh nhân có chỉ số SpO2 thấp <94% phải được theo dõi kỹ lưỡng và kết hợp với các biểu hiện lâm sàng. Cụ thể:
- Những bệnh nhân có chỉ số SpO2 >96% với các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu như: ho , sốt, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi,...là những bệnh nhân ở mức độ nhẹ.
- Những bệnh nhân có chỉ số SpO2 94-96% với các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ, có dấu hiệu của viêm phổi như: khó thở, thở nhanh 20-25 lần/ phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu hô hấp nặng, huyết áp bình thường được chẩn đoán thuộc mức độ trung bình.
- Những bệnh nhân có chỉ số SpO2< 94% khi thở kèm các dấu hiệu như: nhịp thở > 25 lần/phút, khó thở cấp độ nặng, co kéo cơ hô hấp, nhịp tim nhanh/chậm. Bệnh nhân cần được hỗ trợ thở oxy bằng thiết bị chuyên dụng. Nếu được hỗ trợ lưu lượng oxy 5-10 lít/ phút nhưng không thể đạt chỉ số SpO2 >94% thì cần phải can thiệp sâu hơn.
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên
Người nhiễm bệnh viêm phổi covid thường có các triệu chứng bệnh nổi bật nhất là sốt cao. Người bệnh nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên để kiểm soát cơ thể tốt nhất. Khi nhiệt độ quá cao vượt mức 39-40 độ C cần có các biện pháp hạ sốt nhanh chóng, tránh các biến chứng do sốt gây ra.
Kiểm tra SPO2 trong máu
Ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ
Cơ thể người bệnh sẽ bị suy yếu khi bị tổn thương nghiêm trọng. Để điều trị và hồi phục bệnh nhanh chóng, người bệnh cần ăn uống đầy đủ, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, cần tuân thủ thời gian nghỉ ngơi đúng giờ, không nên hoạt động quá sức và quá nhiều.
Không sử dụng các loại thuốc chưa qua kê đơn của bác sĩ
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị virus Corona mà chỉ có tiêm vắc xin phòng bệnh. Bởi vậy, khi nhiễm bệnh thì người bệnh cần tuân thủ sử dụng các loại thuốc theo đơn của bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc ngoài đơn được kê. Các loại thuốc này đã được các bác sĩ chuyên gia hàng đầu thử nghiệm và cho kết quả điều trị hiệu quả nhanh nhất và an toàn.
Giữ ấm cơ thể
Ngoài các yếu tố trên, người mắc bệnh corona cần giữ ấm cho cơ thể tốt nhất để tăng sức đề kháng. Một số cơ quan khi bị lạnh có thể dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,...làm tăng nguy cơ làm bệnh nặng hơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về Virus viêm phổi - Virus Corona và các cách phòng tránh. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc và người thân. Để có thêm nhiều thông tin thú vị về bệnh covid19 hãy truy cập vào website Nam Thanh Medical của chúng tôi.