Những điều bạn nên biết về suy hô hấp cấp ở trẻ em để điều trị

Đăng bởi CAS Media vào lúc 08/02/2022

Suy hô hấp cấp ở trẻ em là bệnh lý nghiêm trọng và nguy hiểm xảy ra phổ biến hiện nay. Hội chứng này cần phải có sự can thiệp kịp thời, theo dõi và chăm sóc liên tục. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh suy hô hấp cấp rất đa dạng. Để có thể hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, bạn đọc có thể tham khảo ngay bài viết này. Nam Thanh Medical sẽ cung cấp những điều bạn nên biết về suy hô hấp cấp ở trẻ em để điều trị.

Nguyên nhân gây suy hô hấp cấp ở trẻ em

Nguyên nhân cơ bàn là do sinh non

Nguyên nhân cơ bàn là do sinh non

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây suy hô hấp cấp ở trẻ em xảy ra là do sinh non. Khi này phổi của trẻ thường thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt. Đây là chất cần thiết để tạo nên sự co giãn nở ra và co rút lại ở phổi. Vì thế sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó thở và các vấn đề về hô hấp. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như sau:

  • Do sinh mổ;
  • Người mẹ bị bệnh tiểu đường;
  • Sản phụ mang đa thai;
  • Tổn thương chu sinh như xảy ra ngạt và xuất huyết trước khi sinh;
  • Lượng máu cung cấp cho thai nhi trong thời kỳ này bị suy giảm.

Ngoài các nguyên nhân trên, hiện nay bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ em còn bị ảnh hưởng bởi các bộ phận sau:

  • Tim mạch: Tim sẽ dễ bị đảo gốc động mạch, bất thường đổ về tĩnh mạch toàn thân. Nó sẽ gây nên hội chứng thiểu sản thất trái;
  • Hô hấp: Đường hô hấp bị tắc hoặc hẹp cửa mũi sau. Hẹp thanh khí phế quản, tắc nghẽn do chèn ép, bất thường khí quản thực quản;
  • Thần kinh bị xuất huyết nội sọ hoặc tăng huyết áp;
  • Mắc bệnh đa hồng cầu, thiếu máu nặng;
  • Hạ đường huyết làm mất máu, rối loạn chuyển hóa.

Biểu hiện suy hô hấp cấp ở trẻ em

Sản phẩm điều trị suy hô hấp cấp

Sản phẩm điều trị suy hô hấp cấp

Khi trẻ em bị suy hô hấp cấp ở trẻ em sẽ thường mắc phải các triệu chứng về bệnh lý hô hấp và nhiễm trùng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện sau khoảng 24 giờ sau sinh. Cụ thể về triệu chứng thường gặp là:

  • Trẻ em bị khó thở dữ dội, đột ngột và có nhịp thở tăng nhanh;
  • Cánh mũi trẻ phập phồng, phát ra tiếng rên khi thở nhanh;
  • Hiện tượng co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, xương ức lõm xuống;
  • Toàn thân tím tái và đập nhanh do thiếu oxy trầm trọng;
  • Thở khò khè do ngạt thở;
  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

Biến chứng suy hô hấp ở trẻ em

Biến chứng suy hô hấp cấp

Biến chứng suy hô hấp cấp

Suy hô hấp ở trẻ em là tình trạng phổi của trẻ không có chức năng trao đổi khí gây nên thiếu máu. Nếu không có sự tác động kịp thời thì rất ảnh hưởng đến sự nguy hiểm tính mạng cho trẻ. Biến chứng suy hô hấp trẻ em có thể kể đến như:

  • Rối loạn nhịp tim khiến tim nhanh kịp phát, nhịp tim không ổn định lúc chậm, lúc trụy mạch;
  • Huyết áp của trẻ không ổn định, ban đầu chỉ số huyết áp tăng nhưng đoạn cuối lại giảm;
  • Phần da và niêm mạc xanh hoặc do tím tái mà bị thiếu oxy;
  • Tích tụ không khí xung quanh tim và phổi
  • Loạn sản phế quản phổi; Xuất huyết não hoặc phổi;...
  • Có thể gây nên việc giảm nhận thức tri giác. Trẻ kích thích kém, hôn mê li bì và giảm trương lực;
  • Do thiếu oxy trầm trọng hoặc tăng quá nhiều CO2’
  • Trẻ bị ảnh hưởng bởi các cơ quan khác như thay đổi kích thước gan mật, suy giảm chức năng tiết niệu và lõm ngực. Thậm chí là tử vong.

Chẩn đoán và điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em

Cách thức chẩn đoán và điều trị bệnh

Cách thức chẩn đoán và điều trị bệnh

Như đã nói ở trên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ để lại rất nhiều hậu quả cho trẻ về sau. Hiện nay để chẩn đoán bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có các cách sau:

  • Tiến hành khám lâm sàng: khám phổi, tim mạch, khám hô hấp. Nhận biết dấu hiệu lâm sàng ban đầu là lúc thở nhanh, lúc nghỉ. Cơ hô hấp ở trẻ em lớn là biểu hiện cho việc suy hô hấp nặng;
  • Trẻ phát ra tiếng bất thường khi thở như Thở rít trong thì hít vào; Thở rít cả 2 thì; Khò khè thì thở ra và thở ra kéo dài; Thở rên trong thì thở ra;...
  • Chụp cận lâm sàng phổi và xét nghiệm các khí trong máu như khí SaO2, PaO2, PaCo2,.... Sự thay đổi khí máu động mạch là dấu hiệu để nhận biết như Chỉ số PaO2 < 60 mmHg, SaO2 < 92% và/hoặc; PaCO2 > 50 mmHg;...
  • Xem xét tình trạng da và niêm mạc: Thiếu oxy khiến cho da xanh tái do co mạch; tím tái; tím trung tâm; trẻ bị kích động, li bì, hôn mê, giảm trương lực cơ.

Điều trị suy hô hấp cấp

Điều trị suy hô hấp cấp

Sau khi chẩn đoán suy hô hấp cấp ở trẻ em, thì có thể tiến hành điều trị theo các cách:

  • Đảm bảo cho trẻ được thông khí tốt, đưa oxy và co2 trong máu nhanh chóng trở về ở mức ổn định. Cung cấp oxy thường: Oxy gọng mũi; oxy mask; oxy qua mũ nhựa;...
  • Điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh và đảm bảo nguồn năng lượng đầy đủ cho người bệnh;
  • Duy trì và tăng cường khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể, để hàn gắn vết thương và nhanh chóng phục hồi chức năng của hệ thống oxy. Hạn chế làm trẻ bị xảy ra ngộ độc oxy, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nên ăn bằng đường miệng,...
  • Phòng chống nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn. Đảm bảo vô khuẩn khi thực hiện hút đờm qua nội khí quản.

Nam Thanh Medical là đơn vị có cung cấp các sản phẩm phục vụ điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em chính hãng, giá tốt. Mặt hàng của Nam Thanh luôn được đánh giá cao về chất lượng và độ hiệu quả.

Trên đây là thông tin về những điều bạn nên biết về suy hô hấp cấp ở trẻ em để điều trị. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Với những chia sẻ hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích và giải đáp được thắc mắc suy hô hấp là gì. Tiếp tục theo dõi nhiều bài viết mới tại web của chúng tôi nhé.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo