Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở người lớn và cách ngăn ngừa

Đăng bởi CAS Media vào lúc 18/01/2022

Viêm phổi ở người lớn là một trong những bệnh lý dễ gặp phải khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, dễ gây ra các biến chứng đối với hệ hô hấp. Cùng Nam Thanh Medical tìm hiểu những điều cần biết về bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn và cách phòng ngừa trong bài viết dưới đây. 

Tổng quan về bệnh lý

Viêm phế quản phổi ở người lớn là tình trạng bệnh lý tại phổi có dấu hiệu xâm nhập và tấn công gây viêm nhiễm. Đây được coi là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có khả năng cao dẫn đến tử vong ở trẻ em nhỏ và người già có sức đề kháng kém. Bệnh viêm phổi được phân loại chủ yếu là dựa trên nguyên nhân gây viêm phổi và nguồn lây nhiễm bệnh. Nếu bệnh không được điều trị viêm phổi sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể.

Triệu chứng viêm phổi điển hình ở người lớn

viêm phổi người lớn

Ở người lớn có xu hướng ít xuất hiện các triệu chứng hơn so với người trẻ tuổi, khi họ tìm kiếm sự chăm sóc y tế thường là lúc bệnh đã bắt đầu trở nặng. Bạn cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng viêm phổi ở người lớn thường gặp như:

  • • Sốt: Viêm phổi có thể gây triệu chứng sốt hay không còn tùy đối tượng. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt trên 38,5ºC kèm theo các triệu chứng viêm phổi ở người lớn như cảm lạnh, bạn hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ vì điều này có thể cho thấy bạn đã bị nhiễm vi khuẩn, viêm phế quản hoặc viêm phổi.
  • • Đau ngực: Bạn có thể có cảm giác đau, áp lực dưới xương ức, nặng ngực hơn khi hít thở sâu hoặc ho.
  • • Ho thường xuyên: Triệu chứng ho có đờm với dịch đờm có thể màu xanh lá cây, vàng hoặc kèm theo máu. Điều này cảnh báo cho thấy bạn có dấu hiệu viêm phổi, sự xuất hiện của máu có nghĩa là bạn có thể đang bị nhiễm trùng nặng.
  • • Mệt mỏi, đau cơ: Viêm phổi có thể khiến cơ thể bạn bị mệt mỏi kèm sốt gây đau cơ hoặc đau khớp.
  • • Khó thở: Dấu hiệu viêm phổi này khiến bạn có cảm giác như không thể có đủ không khí để hít vào dù cố gắng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy khi cơ thể hoạt động mạnh.
  • • Đổ mồ hôi, ớn lạnh: Bạn có thể cảm thấy ớn lạnh dù trong căn phòng ấm hoặc đã đắp chăn. Bạn cũng có thể bị đổ mồ hôi và răng đánh lập cập vào nhau.
  • • Nhức đầu: Triệu chứng này ít khi xảy ra và thường xuất hiện khi bạn bị sốt.
  • • Thay đổi nhận thức: Xảy ra phổ biến hơn ở người lớn trên 65 tuổi, họ có thể bị mê sảng hoặc lẫn lộn.
  • • Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường: Triệu chứng viêm phổi ở người lớn này thường xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi và ở những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch.
  • • Màu da xám hoặc hơi xanh: Điều này thường xảy ra xung quanh miệng do không nhận đủ oxy trong máu. Bạn cũng có thể buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo nghiên cứu khoa học, viêm phế quản phổi ở người lớn hình thành do nhiều tác nhân gây bệnh, cụ thể phải kể đến đó là:

  • Virus: một trong những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh lí này. Một số loại virus nguy hiểm là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hệ hô hấp đó là: các chủng herpes virus, virus cúm, virus đại thực bào hô hấp,…
  • Vi khuẩn: vi khuẩn vẫn nằm trong top những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh lí về viêm phổi, tuy nhiên, chúng có tỷ lệ gây bệnh thấp hơn so với các chủng virus. Có thể nhắc đến một vài cái tên vi khuẩn gây hại nguy hiểm như Chlamydia, nhóm vi khuẩn gây mủ, Mycoplasma,…
  • Bệnh nhân có sức đề kháng kém hoặc hệ hô hấp đã bị suy yếu: khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công  bởi các tác nhân gây bệnh
  • Tác động từ nguồn gốc của các bệnh lý như trào ngược dạ dày, nhiễm trùng phổi, các bệnh liên quan đến phổi .Từ đó, các bệnh lí phát triển thành viêm phế quản.
  • Môi trường sống thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh tác động đến cơ thể của bệnh nhân. Đồng thời môi trường sống có nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng gây ra tình trạng bệnh này.

>>> Tham khảo thêm: Bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn và những điều bạn nên biết

Điều trị viêm phế quản đối với người lớn như thế nào?

Chẩn đoán bệnh lý

Các dấu hiệu nhận biết, các triệu chứng của bệnh viêm phổi khá dễ nhận thấy qua việc chẩn đoán, khám lâm sàng. Trong nhiều trường hợp, để khẳng định bệnh một cách chắc chắn và phân biệt với một số bệnh tương tự khác có dấu hiệu gần giống như viêm phổi, bác sĩ chỉ định sẽ tiến hành làm các xét nghiệm khác như:

  • Nghe phổi.
  • Chụp X-quang ngực.
  • Xét nghiệm máu.
  • Phân tích mẫu đờm.
  • Tiến hành các thử nghiệm chức năng của phổi - PPT nhằm loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng bệnh lý.

Điều trị bệnh

viêm phế quản

Viêm phế quản phổi ở người lớn bắt buộc phải điều trị dựa trên nguồn gốc tác nhân của bệnh mới đảm bảo được sự hiệu quả chữa trị. Trong số những nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn thì có đến 90% là do ảnh hưởng từ virus, do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh là không cần thiết, nếu xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn mới buộc sử dụng. Các loại thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ kê đơn theo chính xác tình hình nặng nhẹ bệnh lý của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, các triệu chứng của viêm phổi người lớn cũng sẽ được điều trị với các loại thuốc mang tính chất kháng chế lại như:

  • Hạ sốt với Paracetamol và ibuprofen.
  • Thuốc carbocistein, acetylcystein, bromhexin,… hỗ trợ long đờm, loãng đờm khi người bệnh có đờm đặc hoặc lượng đờm trong cổ là quá nhiều.
  • Thuốc kháng histamine, thuốc giảm ho.
  • Thuốc giãn phế quản.
  • Vitamin và các khoáng chất cần bổ sung cho cơ thể.

Cách phòng ngừa bệnh lý

Viêm phế quản phổi ở người lớn phát triển mạnh vào thời điểm thời tiết giao mùa hoặc thay đổi bất thường. Do đó, bên cạnh việc điều trị, mỗi người cần chủ động phòng ngừa viêm phế quản bằng những biện pháp như:

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa các chủng virus, vi khuẩn liên quan đến đường hô hấp.
  • Loại bỏ các yếu tố - tác nhân gây bệnh từ môi trường như khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất,…
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông hoặc khi trời trở lạnh bất thường.
  • Giữ vệ sinh cá nhân.
  • Giữ vệ sinh - dọn dẹp nhà ở trường xuyên. Điều này giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh về đường hô hấp.
  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng liên quan đến hệ hô hấp, các bệnh về phổi nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục - thể thao.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng một số sản phẩm đề kháng có sức kháng virus và bảo vệ hệ hô hấp của mình như sản phẩm Bình xịt mũi kháng virus Viraleze

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo